Đăng bởi: BBT | Tháng Sáu 19, 2009

Les Lauriers Ngày Trở Lại


Phạm Trung Kiên

Từ một ngày không tưởng, đến một hôm không định, nào ai biết được sau cuộc chia tay lại có ngày gặp lại. Thời gian và không gian đã khác hẳn nhưng tình bạn xa xưa vẫn còn đó. Tôi vui mừng và xúc động khi được gặp lại một số bạn bè Les Lauriers cũ lần đầu tiên bên Việt Nam sau hơn 40 năm xa cách. Mọi chuyện xảy ra tưởng như một giấc mơ.


Nhờ sự giao thiệp rộng, chỉ trong vòng một, hai ngày, Nguyễn Hữu Danh1 đã liên lạc với vợ chồng Lê Minh Huệ, Phạm Việt Cường và người anh là Phạm Việt Hùng, Nguyễn Thiện Phương, Trương Hồng Yến, Thạch thị Hòa, và vợ chồng chúng tôi, để có cuộc họp mặt bỏ túi vào ngày 28 tháng 5 vừa qua. Mặc dầu đã xem hình các bạn trên trang Lô Dê, tôi vẫn ngạc nhiên khi thấy nhiều bạn trông trẻ hơn trong hình với những mái tóc đen huyền. So với tôi, xin nhấn mạnh chữ tóc ở đây.

Trong bữa ăn, tôi được nghe nhiều điều chia sẻ của thời trung học. Huệ trông hiền lành lại phá tối trời với màn đốt pháo đại M80 trong sân trường. Huệ có nói là Huệ còn vài cây pháo nữa nhưng không đốt sau kết quả bất ngờ của cây pháo đầu. Các chị Thiện Phương, Yến, và Hòa bổ túc chi tiết về các thầy cô và nhiều bạn khác. Các chị Les Lauriers quả thật là hiền trong khi đám con trai lại phá phách đến độ làm phiền lòng các thầy cô. Những câu hài hước của Cường và anh Hùng làm tăng phần vui nhộn. Sẵn đó, tôi cũng hiểu thêm quan niệm về cá độ của Danh không phải là thắng hay thua mà là để vui với bạn bè sau những lần cá độ. Một triết lý thật hay!

Vài ngày sau, tôi đến viếng trường Les Lauriers xưa. Trường bây giờ mang tên Đuốc Sống , đổi thành cấp tiểu học,và được xây cao đến năm tầng. Tháng sáu là mùa nghỉ Hè nên một nhân viên cho phép tôi vào trường để tùy ý chụp hình. Tôi vội lên lầu hai, mong tìm lại phòng lớp năm xưa nhưng than ôi! Những dãy bàn ghế dài đã được thay thế bằng các bàn ghế cá nhân lạnh lùng dù mới mẻ. Bước lên đến lầu ba, tôi bỡ ngỡ vì không tìm thấy tấm bảng Les Lauriers mà Huệ đã lo sợ sẽ bị rớt xuống mặt đường khi đốt cây pháo M80. Sân thượng giờ đã bị lấp kin khiến tôi hụt hẫng. Trường xưa giờ chỉ còn trong ký ức. Bước nhanh thôi cho lòng bớt ngậm ngùi…

Còn đang bồi hồi thì hôm 14 tháng 6, tôi vui mừng khi được gặp lại vợ chồng Nguyễn Ngọc Giao trong chuyến về thăm nhà, chị Mỹ là chị của Huấn, và người đẹp Mai thị Dung. Dĩ nhiên là cũng có Danh, Huệ, Cường, Thiện Phương, Yến, Hòa, và vợ chồng tụi tôi nữa. Bữa ăn tại Làng Nướng Nam Bộ do các bạn ở Việt Nam chiêu đãi. Cường, Danh, Giao và Yến đã sành sỏi chọn những món ăn độc đáo và ngon miệng. Trong bữa ăn này, tôi được biết thêm nhiều cuộc tình “dang dở” và những chuyện tình thầm kín của những bạn có mặt hôm đó và của những bạn tuy vắng mặt nhưng vẫn được nhắc đến. (Ấy chỉ là những điều “bật mí” của phái nam thôi, chứ nếu của phái nữ thì chắc còn ly kỳ hơn nhiều.) Phải chi các bạn ấy mạnh dạn hơn thì chắc chúng ta đã có những cặp vợ chồng Lô Dê rồi. Điều này lại càng nói lên đầu óc trong sáng và lãng mạn của các bạn thời tuổi học trò.

Trước khi ra về, Cường và Huệ đề nghị lần tới sẽ họp mặt tại nhà của Mai thị Dung trong sự thích thú của cả nhóm. Tôi nhìn qua thì chỉ thấy ánh đèn đỏ hồng của nhà hàng phản chiếu trên khuôn mặt của Dung.

Chuyến đi nào cũng đều để lại nhiều điều đáng nhớ. Riêng kỳ trở lại Les Lauriers và gặp lại một số bạn bè cũ đã làm sống dậy kỷ niệm vẫn còn hiện hữu trong tôi. Mỗi kỷ niệm nói lên của các bạn là những mảnh hình ảnh được ráp lại thành một bức tranh của quãng đời trung học hồn nhiên. Cho tôi ấp ủ mộng dài. Cho tôi tìm lại dĩ vãng để tận hưởng giây phút rộn ràng của tình bạn kỳ diệu.

Phạm Trung Kiên


Trả lời

  1. Tuy Kiên chỉ học chung ở lớp đệ thất và nửa năm lớp đệ lục , rồi rời mái trường LL một cách bất ngờ, khiến bạn bè ai cũng thất vắng 1 người bạn “lí lắc” nhỏ nhắng dể thương……. Rồi có tin anh ta cùng phu nhân có mặt ở SG. Rồi họp mặt nhau cùng với một số bạn bè có mặt ở SG.
    Không khí hôm đó thật ấm áp khó mà diển tả ….
    Mổi lần gặp gở các bạn xưa thì cuộc hàn thuyên lúc nào củng sôi động. Đơn cử những lúc sau nầy Cường, Danh và tôi rất thường gặp nhau nhưng lúc nào cũng có chuyện hàn huyên vui vẻ….

  2. Sau 40 năm về thăm lại trường xưa LL ,Kiên ăn gian khi chỉ nhắc đến chổ treo tấm bảngLL chút xíu bay đi,rớt vào vườn bác Ba Ngân bên cạnh LL do Huệ đốt cây pháo M80.Còn cái lớp trên lầu cao nhất LL có thể ngó thấy nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi từ xa mà Kiên đã sách động anh em hô theo đoàn biểu tình ở đường Hai Bà Trưng gần nhà thờ Tân Định làm thầy Từ Phát hết hồn,bộ Kiên quên rồi hay sao?.Chuyện nầy tôi không quên đâu vì tôi ngồi sau lưng Kiên.Kiên có thể nói rõ ràng chuyện tình thầm kín của mấy bạn có mặt trong Làng Nướng Nam Bộ hay không?Có vẻ hấp dẫn lắm.Bài thơ Tình Già của Phan Khôi phải sửa lại “Bốn mươi mấy năm xưa…” mới hợp thời gian.Trường mình LL cả hai ban chương trình Pháp Việt đã xuất hiện nhiều nhân tài như Kiên,Vương Thế Anh,Ngô Mỹ Phương bạn của em gái Đạt Tôi có quen một bác sĩ VN đã về hưu cách đây 2 tháng ,anh cho biết dân LL ra bác sĩ đông lắm.Đời thứ hai của LL cúng nhiều nhân tài ơt hái ngoại Học sinh LL đạo đức hơn các trường khác ,tôi nghĩ do ảnh hưởng thầy Đàn,Bá,Chi,Từ Phát,cô Tú Anh… Đây là cảm nhận đầu tiên của tôi khi rời VN qua Nhật

  3. Mấy chuyện tình của các bạn nam có khi trùng đối tượng. Nếu Trung Dung có dịp gặp lại Danh, Huệ, và Cường, bảo đảm các bạn ấy sẽ cho biết đầy đủ chi tiết. Nhưng Trung Dung phải gặp tận mặt mới có cảm hứng để kể. Cũng nên gặp sớm sớm vì đám Lô Dê mình ai cũng thuộc vào bậc “tiền bối” hết rồi, nhớ tên chính xác hay không còn tùy theo thời gian. Tôi nghĩ bài thơ Tình Già của Phan Khôi thay vì “hai mươi bốn năm” sửa lại là “bốn mươi hai năm” thì cũng đúng với vài người (tằng hắng) trong đám mình.

    Sao tôi không nhớ chuyện hô theo đoàn biểu tình. Theo thói quen tốt, tôi ít nhớ đến những chuyện mà trong đó tôi là thủ phạm. Không hiểu tại sao tôi lại tinh nghịch đến như vậy. Tôi nhớ có lần thầy Từ Phát kể chuyện một anh thư sinh ở nhà quê lên tỉnh để gặp mặt ba má vợ tương lai. Tối đến anh ta không biết cầu tiêu ở đâu nên làm một đống trong vali của anh ta. Sáng hôm sau, người cha khoe với vợ về thằng rể tương lai. Ông mở vali ra, lấy từng thứ ra và nói: ” Bà coi nè, thằng rể tương lai nó giỏi lắm. Sách nè, thơ nè, c..t nè.” (trích nguyên văn) Thầy Từ Phát kể như vậy mà bắt cả lớp cấm cười. Tôi thấy có cái gì mâu thuẫn trong đó nên có lẽ vì vậy mà lâu lâu hay chọc Thầy.

    Còn nói về nhân tài ở LL thì các bạn mấy hôm gặp mặt, ai cũng nói: “Kỳ nào cũng thấy Trung Dung hay Thế Anh đứng nhứt, nhì trong lớp”. À cả xóm Trung Dung ở (tôi tới đó để chụp hình nhà bạn) , ai cũng biết là Trung Dung học rất giỏi.

  4. Thầy Từ Phát có lối kể chuyện tiếu lâm theo kiểu “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” của nhà văn Sơn Nam.Thầy còn kể nhiều chuyện vui lắm nhưng tôi quên hết chỉ còn nhớ bài thơ

    “Tôi có thằng em bé tí teo,
    Gầy như que củi sún răng nhiều”.

    Hồi tôi rời Nhật Bản tôi cũng đến thăm trường xưa lần cuối.Đổi thay quá nhiều,cây trồng giữa sân trường đã thành cổ thụ Nhiều thầy đã về hưu.

    Như nhà văn Khái Hưng có viết “Đừng bao giờ nhắc đến kỷ niệm vì cái gọi là kỷ niệm có vui đâu bao giờ”
    😦
    Nhất là những người có tu tập Thiền Tông như tôi lúc nào cũng nhìn sự vật,vạn pháp Như Thị

  5. Tôi thích bài thơ “Tôi có thằng em bé tí teo…” nhưng chỉ thuộc đến câu “Theo tiếng non sông giã mẹ hiền”. Trung Dung có nhớ mấy câu sau không?

    Theo tôi thấy, kỷ niệm thường là vui và đẹp. Chỉ có thực tế mới phũ phàng. Thí dụ: tôi nhớ phòng học toán ở Lô Dê lớn lắm, chứa đến khoảng 60 học sinh. Nhưng khi tìm lại thì buồn khi thấy phòng nhỏ quá. Tôi nghĩ đây cũng là lý do mà không nên tìm gặp ngưới tình xưa.

    Có một khoảng thời gian trên 10 năm tôi không chụp hình mình vì không muốn sống nhiều với kỷ niệm. Tuy vậy, chắc tôi không thể đi tu hay thiền như Trung Dung được vì thấy mình còn tham sân si nhiều quá.

  6. giới thiệu các bạn trường đại học Nhật tôi tốt nghiệp cách đây 33 năm nay thay đổi nhiều thêm nhiều phòng ốc.

    Sinh hoạt của sinh viên VN hiện nay tại trường đại học của tôi nơi phòng tập thể dục Thế hệ thứ hai của sinh viên VN

    Thời tụi tôi không có văn nghệ như thế chỉ toàn là đá banh,sinh viên VN đủ trường đại học kéo về đây đá banh Trường tôi cung cấp cho tập thể sinh viên nhiều tay đá banh có hạng nhiều tay đàn guitar,piano ,giọng ca oanh vàng. Buồn cười tay cầm cuốc,bóc phân,vắt vú bò mà chơi đàn số một trong tập thể sinh viên

  7. Bài thơ thầy Từ Phát chỉ đọc tới đó cho nên cũng như Kiên tôi chỉ nhớ đến câu “Theo tiếng non sông giả mẹ hiền”
    Kiên có đọc Thủy Hử ? nhân vật Từ Hòe rất độc đáo : chuyện 108 vị hảo hán nổi lên ở Lương Sơn Bạc miền Sơn Đông Họ nổi dậy chống triều đình tham nhũng hồi thế kỷ 12
    . Lãnh tụ là Tống Giang, cầm quân là Lư Tuấn Nghĩa. Quan quân triều đình đánh bao nhiêu trận mà không hạ được chiến khu. Mãi về sau triều đình mới tìm được một vị tướng văn võ toàn tài cầm quân đi chinh phạt. Ông quan này nghĩ rằng nhóm hảo hán đã làm lễ thế thiên hành đạo, cho mình sứ mạng thay trời trị dân, ắt họ phải biết lễ. Do đó ông tướng này một mình một ngựa tiến vào chiến khu đòi gặp thủ lãnh để nói điều phải trái. Bữa đó Tống Giang đi vắng, đại tướng Lư Tuấn Nghĩa thay lãnh tụ tiếp sứ giả triều đình. Ông quan này đem lẽ phải trái ra tranh luận với Tướng Lư Tuấn Nghĩa. Việc tranh cãi này rất gay cấn, có lúc quân hầu cận tức giận định tuốt gươm chém ông quan, nhưng tướng Nghĩa không cho. Khi thấy tướng Nghĩa đã nao núng thấm đòn, không còn cãi nổi lý lẽ, ông quan ung dung ra về. Sách chép rằng đêm đó tướng Lư Tuấn Nghĩa mất ngủ. Ông bị giao động mạnh, đã có ý ra hàng triều đình. Tên ông tướng văn võ toàn tài của triều đình này là Từ Hoè. Thầy Từ Phát co lối dạy học trò bằng lý lẽ như ông Từ Hòe. Tôi vào net tìm hoài mà chưa ra bài thơ đó .

  8. Tôi mê đọc Thủy Hử của Thi Nại Am nhưng không nhớ nhân vật Từ Hòe. Có lẽ nhân vật này xuất hiện trong Hậu Thủy Hử chăng? Lư Tuấn Nghĩa thường hay bị dằn xé (như lúc làm thơ phản) nên bị giao động mạnh sau khi tranh luận với Từ Huề thì cũng dễ hiểu. Trong 108 vị hảo hán, Trung Dung thích nhân vật nào nhất? 8)
    Thầy Từ Phát có lối dạy làm tôi nhớ nhiều điều. Thầy bảo học trò p(h)ải p(h)át âm tiếng Việt cho đúng, p(h)ải p(h)ân biệt chữ O với chữ Ô cho rõ ràng như khi đỌc chữ “trOng phÒng”. Lúc đó tôi thấy tức cười nhưng lại thích thú. Còn nếu Thầy cố tình muốn học trò phải tìm hiểu thêm, như bài thơ “Tôi có thằng em bé tí teo”, thì Thầy đã thành công. 😆

  9. Tui cũng thích Thuỷ Hủ, tui thích nhất câu khuyên Tống Giang bỏ vợ đi làm thảo khấu Lương Sơn Bạc:

    “Chí làm trai là nơi bể cả non xa chứ đâu một chút hương thừa nơi góc tối”

    Nhưng lớn lên, tui mới biết “Hương thừa trong góc tối” rất là mê li quá đi hỉ. 😳

  10. Tôi chỉ thích nhân vật đối nghịch với 108 vị anh hùng nầy đó là Cao Cầu chỉ nhờ đá cầu giỏi mà con đường làm quan hạnh thông 😆

  11. Trung Dung Tiên Sinh thật là cao kiến! Tiếc thay tiên sinh không thành Cao càu, cho hiền muội được chấm mút đỡ phải theo hầu Võ Đại Lang. 😆

  12. Kim Liên nàng! Nàng mà chạy theo Cao Cầu hoặc LoDe 35 thì ta chỉ có nước thành Khánh…tận. 😦

  13. Lão Tây kia, Võ Đại Lang ngày ngày bán bánh bao nên ngươi mới có cơ hội “làm bánh bao” với Kim Liên. Bây chừ hết bạc, nên Kim Liên tính bỏ người theo Cao Cầu… Còn với ta thì nguoi đừng lo, ta chỉ thích “Hương mấy o Lô Dê” thôi chừ. 😳

  14. Lô Dê 35 có biết thế nào là Dê Đạo Lộ?đây chỉ những tên đàn ông găp đàn bà con gái già xấu,trẻ đẹp chẳng buông tha ai miễn là đàn bà là nhào vô. Xả hội tại hạ đang sống toàn là dê đạo lộ Tây trắng,tây đen á châu có đủ cả.Tây Môn Khánh dê vợ gã bán bánh bao chắc Kim Liên phải la sắc nước hương trời .tên nầy chỉ dê gái đẹp 😆

  15. tôi nhát thỏ đế nên làm anh hùng không được ,hơn nữa tôi là dân Giao Chỉ nên không là Hão Hán (người Hán tốt) bởi vậy tôi chỉ thích Cao Cầu nhờ cặp giò đá cầu mà làm quan to không cần học hành xông pha ra sa trường.Các cụ cứ nghĩ kỷ đi thời đại chúng ta cũng lắm Cao Cầu như Ronaldo,Beckam,Maradona,Zidane,Pelez chỉ nhờ cặp giò mà giàu sang phú quí đâu cần ơn vua như Cao Cầu bên Tàu Đi đâu cũng có cả triệu thần dân tiếp đón có phải không?Họ còn hơn cả vua nữa. 😆

  16. Ronaldo, Beckham, v.v. được giàu sang là vì họ có tài và khán giả sẵn lòng trả tiền để xem. Còn Cao Cầu được làm quan to để hưởng của do dân bị bắt buộc đóng góp. Nhưng cái khác biệt chánh là Ronaldo, Beckham, v.v. không có quyền hành, còn Cao Cầu ỷ quyền để hại Lâm Xung.
    Chữ “anh hùng” có lẽ còn tùy theo người sử dụng. 😆

  17. Gửi các bác hình Phan Kim Liên trong Thuy Hu… 😳
    http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fk14.vcmedia.vn%2FImages%2FUploaded%2FShare%2F2009%2F07%2F06%2F090706CINEpbb3.jpg&w=-1&v=aa5c4ebf415323d4cb79bf879caa20cc

  18. Ông LoDe 35 ơi, thằng cha Tây Môn Khánh lấy họ Tây là để dê gái đó, chứ hắn đâu biết tiếng Tây, tiếng u gì đâu. :mrgreen:

  19. Tây Môn Khánh tuy dê gái nhưng còn châm chước được vì hắn chỉ dê gái đẹp: anh hùng không qua khỏi ải mỹ nhân.Còn mấy tên Dê Đạo Lộ gặp mấy bà đen như cột nhà cháy cũng nhảy vô ôm hun ngon lành mới đáng ghét. :mrgreen:

  20. Tại hạ rất thù ghét mấy tên Dê Đạo Lộ ở quốc gia tại hạ đang sống Võ Tòng phải đập cho mấy tên nầy một gậy vì chúng làm sỉ nhục đàn ông.Ai đời mấy cô xấu lùn như đòn bánh tét biết đi mà cũng theo tán không hiểu tại sao? chẳng lre thế gian nầy hết đàn bà rồi sao? 😳

  21. LÀNG TA PHONG CẢNH HỮU TÌNH

    “Làng ta phong cảnh hữu tình,
    Dân cư giang khúc như hình con long.
    Nhờ trời hạ kế sang đông,
    Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
    Vụ năm cho đến vụ mười,
    Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
    Trời ra: gắng, trời lặn: về,
    Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.(*)
    Dưới dân họ, trên quan viên.
    Công bình giữ mực cầm quyền cho thay.
    Bây giờ gặp phải hội này,
    Khi thời hạn hán, khi hay mưa dầm.
    Khi thời gió bão ầm ầm,
    Đồng điền lúa thóc mười phần được ba.
    Lấy gì đăng nạp nữa mà,
    Lấy gì công việc nước nhà cho đang.
    Lấy gì sưu thuế phép thường,
    Lấy gì bổ trợ đong lường làm ăn.
    Trời làm khổ cực hại dân,
    Trời làm mất mát có phần nào chăng”
    Thầy Từ Phát yêu cầu ngâm bài thơ nầy ví mắc cở chẳng ai dám ngâm chỉ có Đông Phố và Bích Thủy 😆

    • Bác Trung Dung ơi, tôi với bác có cùng cái chí “nhớn” . Tôi cũng nhớ bài này nhưng nhớ tiêng ngâm bài thì nhiều hơn. 😆
      Xem:

      Những mảnh đời đi học -Tập II –

  22. Mùa Vu Lan lại sắp đến Tôi nhớ lại năm đệ ngũ có làm bài thơ Trung Thu nộp cho thầy Đàn

    “Mùa thu năm ấy cướp cha tôi
    Thưở ấy tôi lên sáu tuổi rồi
    Từ đấy tôi về cùng chú thím
    Ngày ngày một xó đêm đơn côi
    Cha ơi cha hãy đến cùng con
    Trần thê con mong cha mõi mòn
    Khoắc khoải năm canh mơ kẹo bánh
    Lồng đèn năm ấy nay đâu còn ” 😦

    Thầy Đàn khen có cố gắng 31/8 chùa chiền người Việt Nam tổ chức lễ Vu Lan .Ngày nầy chùa nào cũng đông nghẹt trẻ em VN,cũng rán tụng kinh Vu Lan như người lớn cầu cho cha mẹ sống lâu thật cảm động
    Thanh Ngân ca bài Vu Lan Ơn Đức sinh Thành cảm động lắm

  23. Hình như ai ngâm bài thơ Làng Ta thì thầy Từ Phát cho thêm điểm vì chỉ có vài người ngâm. Trung Dung thì nhớ nguyên bài thơ và người ngâm, Thế Anh thì nhớ tiếng ngâm, còn tôi thì nhớ một người không ngâm. 😆

    Năm đệ ngũ Trung Dung làm thơ mà đã hay rồi. Tôi nhớ có một bài luận văn tôi viết cho thầy Đàn. Bài nói về chị Hai tưởng tượng nào đó cứ mượn tiền một ông Tám. Lần nào chỉ cũng viện hết lý do này đến lý do khác nhưng ổng vẫn cho mượn. Câu kết luận của bài là: “Nếu chị Hai thấy ông Tám dễ dãi mà cứ làm tới thì thế nào cũng có ngày bị Trời phạt.” Thầy Đàn vừa đọc vừa mếu. 😦

    Thanh Ngân ca bài vọng cổ Vu Lan Ơn Đức Sinh Thành nghe hay. Thỉnh thoảng, tôi cũng mua mấy DVD tuồng cải lương để nghe. Trung Dung có biết ca vọng cổ không? 😆

  24. Thầy Phạm Đàn (đã quá cố ) có bút danh trong thơ đàn là Phạm Tô Gia nữa ….Mỗi năm thầy đều làm thơ tặng học trò và bè bạn , in trên giấy thật tốt và đẹp nữa.Những năm cuối đời Thầy , mỗi Tết tôi chạy đưa thơ thầy tặng cho ai đó , tội nghiệp lắm tuy không có tiền nhiều , nhưng nhất định phải đưa tiền xe cho tôi. Khi thầy còn mạnh giỏi Thầy thích đi uống cà fe bình dân lắm , và môi lần chúng tôi gập nhau , thầy cứ bao cafe , và thời gian nầy tôi học đươc cách làm tự điển của thầy , Cứ lươm lặt đươc mảnh báo Pháp nào , Thầy thấy chữ mới , bèn ghi vào note và ra fiche …Cách làm việc thật khoa học tuy rằng thủ công , nhưng , đã để lại trog tôi gương học hỏi vá hiếu học của Thầy …tới giờ tôi vẫn còn giữ ý chí đó .
    Còn thầy Từ Phát , tôi còn nhớ thầy có ra quyển sách Việt văn Độc bản ( không biết có đúng không ? ) và thầy thích sưu tập (sưu tâm ) trên báo và cắt dán vào quyển tập lớn ,nhất là cái bộ sưu tập của đứa con gái lớn của Thầy thường đem vào lớp cho xem để giáo duc lòng hiếu học của học trò mình ….
    Cách nầy làm tôi nhớ có một ông ở đường Lý Trần quán ( Thạch thị thanh ) với bộ sưu tập báo cắt dán cả một thư viện , ,bắng một cái phòng lớn ( nhà ông ta là tiệm giặt ủi Long Thành ) , sau nây ông tặng cho thư Viện QG cả một bộ sách sưu tập khổng lồ , với nhiều tài liệu quý báu để cho hậu thế …
    Lớn tuổi rồi , nhìn lại mấy chuyện đó thấy cũng hay hay …
    Kính viết …

  25. Thầy Từ Phát còn dạy Nhị Thập Tứ Hiếu của Lý Văn Phức nữa. Tôi nhớ bài Mẫn Tử Khiên
    “Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa,
    Xót nhà huyên quạnh quẻ đã lâu,
    Thờ cha sớm viếng khuya hầu.
    Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn.
    Trời đương tiết đông hàn lạnh lẻo.
    Hai em thời kép áo dày bông,
    Chẳng thương chút phận long đong.
    Hoa lau nở để lạnh lùng một thân, …”

    Tôi còn nhớ khi Đông Phố và Bích Thủy ngâm người cười nhiều nhất to nhất là Ánh Hường..Tôi rât thích vọng cổ như mấy bài ca tụng công đức sinh thành của Thanh Ngân .Tình anh bán chiếu của Út Trà Ôn có câu chót” Sông kia còn đắp còn bồi Tình anh bán chiếu trọn đời yêu em” Thành Được,Út Trà Ôn,Thanh Nga,Út Bạch Lan .Hùng Cường,Hữu Phước,Thanh Sang,Thanh Tú…nếu là người Nhật sẽ được phong cho danh hiệu Nhân Gian Quốc Bảo.Human Treasure.
    Người Nhật có 2 thể nhạc như người mình Tân Nhạc và Diễn ca như vọng cổ Ca sĩ diễn ca hát với con tim dân tộc Nhật nên nổi tiếng cả đời và mãi mãi Điệu ca buồn như vọng cổ.

    Như bài ca MẸ nhớ lại lời mẹ dạy” Khi trời mưa mẹ đã là cây dù che cho con khi con lớn lên hãy là cây dù cho xã hội.Loài hoa có kiếp sống ngắn ngủi nhưng con tim thanh khiết vậy con phải sống mạnh mẻ . Trên núi những ngày có tuyết rơi mẹ sưởi ấm cho con vậy khi con lớn lên hãy thắp sáng tình yêu thương trong xã hội” Nhạc diễn ca của Nhật chỉ có 1 melody như vọng cổ nhưng vong cổ ca dài hơn,

  26. Hồi còn là sinh viên tôi ở trong cư xá sinh viên quốc tế. Lúc đó hầu hết đều nghe nhạc của Adamo như bài Tombe la neige hay nhạc của Bee Gees các bài “Good morning mister Súnshine ,You brighten up my life ” “How can you mend my broken heart How can you stop the rain falling down” nghe nhạc của Paul Moriat,Carpenter .Buồn cười nhất có anh VN chỉ nghe hát bội Đi ngang qua phòng anh ta chỉ nghe tiếng trống phèn la “Bớ Đắc Kỷ ngươi dám ăn trái tim chín lổ của Hoàng thúc Tỷ Can tùng tùng xèng …” hay Lữ Bố Hý Điêu Thuyền .Cười muốn lộn ruột.Nhưng hai anh em người nầy học rất giỏi dân Petrus Ký cả hai được nhận vào trường đại học nổi tiếng nhất bên Nhật sau đó qua Úc không biết bây giờ ở đâu?

  27. Có lần thầy Đàn ra đề tài làm bài thơ theo kiểu Hát Nói như bài thơ của Nguyễn Công Trứ :
    ” Thị tại môn tiền náo,Nguyệt lai môn hạ nhàn ,So lao tâm lao lực cũng một đàng,Người nhân thế muốn nhàn sao được? Nên phải giử lấy nhàn làm trươc”
    Tôi có nộp cho thầy bài thơ rất dài chỉ còn nhớ một câu tả lão ăn mày
    ” Con cá sống nhờ nước Tôi sống nhờ phước đức ông bà …”
    Buồn cười thời học trò.Theo anh Hồng,chủ tiệm giặt ủi Long Thành cũng hiếu học quá Tiệm nầy nằm cạnh bên nha sĩ Lê Ngọc Trân và tiệm vàng Tân Lộc Lò bánh mì Tân Á có cô con gái người Hoa học sinh LL sau tụi nầy 3,4 lớp gì đó cô nầy rất xuất sắc Không biết còn ở VN? Yểm yểm thư quán thì còn.Cách đây 2 năm cô em gái học Lê văn Duyệt về thăm VN có tới tiệm sách thấy 1 cô đứng bán sách giống hệt bạn mình thì ra con gái của bạn mình. 😆


Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Chuyên mục